Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Bánh cuốn

Nồi tráng bánh cuốn - Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (trường hợp không cuốn nhân ở Miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh cuốn thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lụa.

Bánh cuốn
Bánh cuốn
Cách làm

Gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra.

Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu... Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Bánh cuốn Thanh Trì

Bánh cuốn Thanh Trì là món ăn nổi tiếng của người Hà Nội, là đặc sản của phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh được làm từ gạo gié cánh, tám thơm, tráng mỏng như tờ giấy.

Bánh cuốn Thanh Trì không có nhân, thường được xếp thành từng lớp trong lòng một chiếc thúng, trên phủ tờ lá sen hay lá chuối, lá dong. Người bán bánh thường đội thúng bánh trên đầu, di dạo bán trên phố phường Hà Nội. Khi gặp người mua, người bán hàng sẽ hạ thúng xuống, lần giở từng lớp bánh cuốn mỏng, tách từng lớp bánh sao lá bánh cuốn khỏi bị rách. Trên mặt lá bánh cuốn điểm những cọng hành lá màu vàng, nâu đã được phi qua trên chảo. Mỗi lớp bánh cuốn đó sẽ được sắp xếp gọn lại trên đĩa, lần lượt từng miếng bánh một được đặt cạnh nhau. Sau đó, với một nhát kéo, tất cả các lá bánh cuốn được cắt đôi. Công việc tiếp theo là nhấc một nửa đầu bánh cuốn mới cắt đó, đặt lên trên nửa kia để người thưởng thức có thể nhìn thấy rõ từng lớp bánh cuốn tráng mỏng như giấy. Bánh được ăn với thứ nước chấm đặc trưng cho từng người bán bánh riêng, có thể ăn kèm chả quế, giò lụa hoặc đậu rán và rau mùi.

Bánh cuốn nhân thịt Hà Nội

Bột làm bánh là gạo được xay ướt nên rất mịn. Sau khi đã được làm chín bởi hơi nước, lá bánh sẽ được cuốn lại với nhân thịt, mộc nhĩ và nấm hương đã được làm chín. Sau đó người làm bánh sẽ dùng thanh tre chia bánh vừa cuốn đó ra làm 4 khúc ngắn hơn và bày vào đĩa. Sau khi xếp lần lượt hết vào đĩa, một ít ruốc tôm sẽ được rắc lên trên các miếng bánh cuốn và trên cùng điểm vài cọng rau thơm như rau bạc hà, rau mùi...Bánh cuốn sẽ được thưởng thức cùng với bát nước chấm có vài lát chả và chút hành khô trong đó.

Bánh cuốn Làng Kênh (Nam Định)

Bánh cuốn Làng Kênh có bí quyết làm riêng và thường chỉ truyền nghề cho con dâu trong gia đình. Gạo làm bột bánh thường là giống gạo Mộc Tuyền. Những người làng Kênh không mang bánh đi bán rong mà họ chỉ ngồi cố định tại một quán bên đường hay một sạp hàng trong chợ

Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn trứng Lạng Sơn chỉ bao gồm trứng gà và thịt nạc kho được chà nhuyễn thành từng sợi nhỏ và nước canh là nước được ninh từ xương ống và cho thêm gia vị, hành, mùi, tiêu, ớt. Nhiều cửa hàng tại Lạng Sơn còn dùng nước thịt kho cho vị đậm đà hơn. Trứng gà được hấp bên trong lá bánh, chín tái đủ để tạo một lớp màng mỏng quanh lòng đỏ, giúp trứng không bị vỡ. Ăn món bánh cuốn này không thể gắp và chấm mà phải chan nước canh lên mặt bánh. Khi thưởng thức, người dùng sẽ khéo léo đưa miếng bánh vào miệng làm sao để lòng đỏ trứng vỡ ra trong miệng, hoà lẫn với nước thịt kho và những sợi thịt kho đã chà nhuyễn còn nóng và thơm ngon.

Bánh cuốn Hải Dương

Bánh cuốn Hải Dương ngon là bánh được làm ở khu phố Hàn Giang và phố Bắc Sơn, bánh được tráng thành từng lá mỏng như tờ giấy pơ-luya, sau đó rưới thêm nước mỡ và hành đã được phi thơm ngào ngạt (Mỡ nước ở đây phải được làm từ mỡ khổ, chứ không được là mỡ lá, hay dầu ăn vì bánh sẽ không được thơm, béo, ngậy). Các lá bánh cuốn được rải chồng lên nhau trong một cái thúng có lót lá chuối và một số bao vải, ni lông cách nhiệt nên đến khi ăn bánh vẫn còn nóng. Khi ăn, phải dùng tay để bóc từng lá bánh ở đầu mép bánh ra, cắt thành miếng nhỏ vừa đủ để bỏ vào miệng. Nước chấm được pha bằng loại nước mắm ngon với các gia vị khác để tạo ra một bát nước chấm vừa có độ trong veo của nước sôi tinh khiết, vừa có màu vàng sóng sánh và mùi thơm đặc trưng của nước mắm, vừa có màu đỏ tươi của ớt, vừa có màu đen nhánh và thơm cay nồng của hạt tiêu xay rối, vừa có vị chua của dấm thanh pha thêm một chút chua hăng nồng của quất. Ăn kèm với bánh cuốn có chả quế. Chả quế được cắt chéo thành từng lát mỏng hình quả trám. Khi ăn vừa có độ dai dai của vỏ, vừa có độ ròn và vị ngọt, bùi, ngậy của ruột.

Bánh cuốn Phủ Lý

Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam, cách Hà Nội chừng 60 km. Bánh cuốn ở nơi đây rất nổi tiếng trong các tỉnh phía Bắc. Các xe du lịch khi đi trên quốc lộ 1A qua thành phố Phủ Lý thường ghé lại thưởng thức món bánh cuốn trứ danh này. Bánh cuốn Phủ Lý có nhiều điểm tương đồng với bánh cuốn Thanh Trì. Bánh cuốn ở đây hoàn toàn không có nhân. Bánh sau khi tráng xong được gấp gọn lại và bày lên đĩa. Nếu như bánh cuốn Hà Nội hoặc ở một số địa phương khác thường được ưa chuộng khi bánh mới tráng xong còn mềm và mướt thì bánh cuốn Phủ Lý không giống như vậy. Các hàng bánh cuốn tráng bánh từ trước rồi để xếp lên nhau trên 1 mâm lớn. Khi có khách tới ăn, họ bóc từng lá bánh ra gấp và bày lên đĩa. Do đó bánh cuốn Phủ Lý khi thưởng thức có phần cứng và dày hơn bánh cuốn Hà Nội. Bánh được ăn kèm với nước chấm và hành phi thơm rắc lên trên. Bánh cuốn Phủ Lý ăn kèm với thịt nướng chứ không ăn với chả quế, chả giò như nơi khác. Một điều làm tôn thêm hương vị thơm ngon của bánh cuốn ở đây đó chính là thịt nướng hay còn gọi là chả nướng này. Thịt được chọn loại có cả nạc cả mỡ chứ không chú trọng chọn miếng nguyên nạc như thịt ở Hà Nội nên khi ăn cảm thấy thịt ngon, mềm hơn chứ không hề bị khô. Thịt nướng trực tiếp trên than, vừa chín tới, ăn kèm với bánh cuốn, thật là ngon khó tả. Hiện nay ở Hà Nội đã bắt đầu mọc lên nhiều hàng bánh cuốn Phủ Lý rất được mọi người ưa chuộng

Bánh cuốn ngoài Việt Nam

Ở châu Âu, bánh cuốn bán trong các quán ăn của người Việt có cách làm hơi khác. Vỏ bánh thường được tráng trong chảo có láng dầu thay vì được hấp trên nồi nước sôi.

Nguồn: Wikipedia

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Chả cá Nha Trang

Chả cá Nha Trang nổi tiếng ngon nhờ làm từ cá tươi. Cá ở đây mùa nào cũng có, dù là mùa giông bão. Từng dề chả cá chiên vàng bày ở các hàng bánh canh, bún cá, mì Quảng, bún riêu... chưa ăn đã thấy thèm

Cá làm chả thường dùng: cá mối, cá thu, cá thởn, cá rựa, cá nhồng, cá chuồn, cá cờ... Ngon nhất là cá thu, cá mối, cá rựa; đặc biệt có chả cá nhồng hương ăn tuyệt ngon, nhưng giờ hiếm thấy loại cá này.

Chả cá có hai loại hấp và chiên, chả chiên thì thơm; chả hấp thì ngọt. Dù là chiên hay hấp, chả luôn có vị đặc trưng như nhau: dai, mềm và ngọt vị cá; đậm đà hơn chấm một chút nước mắm ớt tỏi đậm đặc.


Làm chả cá đơn giản, tuy hơi nhọc công bởi khâu giã cá. Cá tươi nạo lấy thịt cùng hành, tỏi, tiêu, gia vị bỏ vào cối quết thật nhuyễn; đặc biệt chả cá quết càng nhuyễn càng dai. Nếu là chả cá hấp thì cho thêm mỡ khổ xắt hột lựu, một ít nấm mèo xắt nhuyễn, hấp đến khi gần chín đập vào một cái trứng cho bề mặt có màu vàng. Cũng có khi không bắt thành dề mà vo viên tròn hay dài rồi chiên.

Buổi sáng khi một nhà lò hoạt động, mùi chả cá chiên bốc thơm điếc mũi cả một xóm. Chả cá Nha Trang là nguyên liệu chính của món bánh canh, bún cá hay mì Quảng. Cá sau khi đã lóc thịt, lấy đầu, xương nấu nước lèo cho ngọt.

Tiệm bánh canh Loan ở đường Ngô Gia Tự lúc nào cũng đông khách du lịch tìm đến. Do chả cá ngon một phần mà còn do các gia vị kèm theo như mắm ớt, mắm tôm tuỳ theo khách ăn bánh canh hay bún cá mà nêm nếm. Một loạt hàng bánh canh cá thu ở đường Nguyễn Thị Minh Khai cũng luôn đông khách làm thành thương hiệu cho con đường này. Có hàng bánh canh ở đường Trần Thị Tính, tuy là một con đường nhỏ và xa khu trung tâm, nhưng thực khách đợi lớp trong lớp ngoài.

Nha Trang còn thêm một món bán kèm nữa là bánh mì chả cá. Bánh mì Nha Trang đặc và giòn chớ không xốp xộp như bánh mì Sài Gòn. Ổ bánh nóng mới ra lò giòn rụm, cùng với vị thơm, ngọt và cay của chả cá nghe khoái khẩu.

Quý vị có nhu cầu mua Xe bánh mì chả cá , khuôn ép chả cá , máy ép chả cá , đồ ép chả cá vui lòng liên hệ: 0913 956 799 (Ms Anh) - Giao hàng trên toàn quốc.

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2015

Bánh cuốn Việt Nam

(NoiTrangBanhCuon.com) - Bánh cuốn là một món ăn dân dã và mang đặc thù rất riêng của người Việt. Một món ăn không màu mè hay cầu kỳ trong cách chế biến nhưng lại có thể khiến người ăn thích mê và thật đơn giản bạn có thể ăn ở bất cứ nơi đâu – trong một ngõ nhỏ, trên vỉa hè góc phố, hay thậm chí trong các nhà hàng và cả những khách sạn sang trọng.  Từ một món ăn thanh cảnh, nhẹ nhàng trong một bữa sáng buổi sớm đầu hè cho đến những buổi tối muộn cuối đông thì giờ đây thậm chí nhiều người đã lựa chon bánh cuốn là bữa chính cho thực đơn hàng ngày của mình…

Bánh cuốn Việt Nam

Ở Việt Nam có nhiều nơi sản xuất và làm bánh cuốn và mỗi nơi có một đặc trưng và sự độc đáo khác nhau. Ở mỗi vùng miền, người dân lại có cách chế biến bánh cuốn khác nhau cho phù hợp với khẩu vị của địa phương. Nếu như vùng Lạng Sơn, Hà Giang ăn bánh cuốn trứng cùng thứ nước chấm ngòn ngọt của nước hầm xương thì bánh cuốn Phủ Lý lại ăn kèm với thịt nướng tẩm ướp gia vị từa tựa như bún chả Hà Nội. Nức tiếng Hà Nội có bánh cuốn Thanh Trì thường được ăn cùng chả quế. Thế nhưng, ai từng tới vùng đất Hạ Long Quảng Ninh, sẽ thấy bất ngờ trước sự kết hợp độc đáo giữa bánh cuốn là sản vật của vùng đồng bằng với chả mực, một đặc sản đậm đà hương vị miền biển. Chẳng cần quảng cáo, chả mực Hả Long đã nổi danh xa gần bởi mùi vị hấp dẫn, khó quên. Mực thì vùng biển nào cũng có nhưng người dân nơi đây tin rằng chỉ có mực Hạ Long thứ thiệt mới có thể cho ra được loại chả mực hảo hạng, dai ngon, thơm nức. …. Và bánh cuốn chả mực chính là “linh hồn” của quán Bánh cuốn Việt chúng tôi!!

Bánh cuốn Việt có màu trắng đặc trưng từ gạo. Vỏ bánh mềm, láng mịn và có độ dẻo dai vừa phải do tuyệt nhiên không hề sử dụng sự can thiệp của các phụ gia độc hại. Thừa hưởng những nét tinh hoa và truyền thống của gia đình nghệ nhân bánh cuốn lâu đời tại Quảng Ninh, chúng tôi sung sướng được góp phần của mình để làm phong phú thêm hương vị và đa dạng hơn về chủng loại của món ăn này  Mục tiêu của chúng tôi là không ngừng hoàn thiện và phát triển món bánh cuốn tráng tay truyền thống mang đậm phong cách của người dân đất Mỏ tới đông đảo khách hàng khắp nơi. Đồng thời nâng tầm món bánh cuốn của Việt Nam ra thế giới, giới thiệu tới đông đảo du khách yêu ẩm thực về một món ăn bình dị, nhưng chứa đựng cả một nghệ thuật thủ công mang đậm chất Việt và thấm đậm hương vị cội nguồn…

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Bán nồi tráng bánh cuốn

(NoiTrangBanhCuon.com) - Chuyên bán nồi tráng bánh cuốn, dụng cụ tráng bánh cuốn, nồi hơi tráng bánh cuốn với tiêu chí bán lẻ với giá sỉ (giá bán buôn).

Bán nồi tráng bánh cuốn
Bán nồi tráng bánh cuốn - 0913 956 799 (Ms Anh)
Nồi tráng bánh cuốn có thể sử dụng bằng bếp than, bếp từ, bếp gas,...

Thông tin liên hệ:


Bánh cuốn Thanh Vân

Bánh cuốn Thanh Vân
(NoiTrangBanhCuon.com) - Nổi danh nhất nhì ở Hà Nội phải kể tới quán bánh cuốn Thanh Vân ở 14 Hàng Gà. Mở hàng cách đây hàng chục năm, đây là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi "nhất định phải đến" của khách du lịch.

Điểm hút khách chính của quán chính là chất lượng bánh, mỏng, mềm, nhân cũng rất ngon. Nhà hàng có món bánh cuốn nhân gà, 30.000 đồng một đĩa, thịt gà được cắt nhỏ xíu lẫn với mộc nhĩ. Hành khô của hàng cũng tự làm nên ăn giòn, không bị khô, ỉu và có mùi hôi như loại làm hàng loạt, giao khắp các hàng. Ruốc tôm của nhà hàng được xay mịn, ăn cũng khá ngon.

Một hàng nhỏ nhưng cũng nức tiếng chẳng kém là bánh cuốn nóng 101 Bà Triệu. Khác với quán ở Hàng Gà, ở đây có rất nhiều loại bánh với nhiều kiểu nhân như như nhân thịt, trứng, tôm thịt nấm với đủ đồ ăn kèm như lạp xưởng, chả mực, ruốc...

Loại bánh được yêu thích nhất ở đây là bánh cuốn tôm thịt nấm với mức giá 27.000 đồng. Cách tráng bánh có nhân như vậy từng được Thạch Lam miêu tả trong cuốn sách Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Giờ ở Hà Nội, không còn nhiều hàng dùng loại nhân này nữa. Bên trong lá bánh mỏng kiểu Thanh Trì là nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ, tôm nõn bóc vỏ. Khách quen cũng đặc biệt thích hành khô ở đây thế nên chẳng có gì lạ khi nhà hàng bán riêng bát hành với giá 10.000 đồng.

Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Nồi tráng bánh cuốn bằng điện

(NoiTrangBanhCuon.com) - Nồi Tráng Bánh Cuốn Bằng Điện, Vật Liệu Inox, Sản Xuất tại Việt Nam.

Nồi tráng bánh cuốn điện gồm 1 Nồi inox 40L, miệng rộng 40cm, sử dụng inox 201 dày 1 ly, 3 lớp ( 2 lớp inox + 1 lớp bông thủy tinh cách nhiệt) kèm theo là 1 Bảng điện điều khiển sử dụng hệ điện cực kỳ tiết kiệm điện,với thiết kế an toàn quý vị còn có thể sử dụng điện hoặc ga để nấu, chắc chắn đảm bảo cho người dùng ngoài ra với thiết kế gọn gàng tiện lợi thật sự rất thích hợp đặt trong các không gian quán tạo cảm giác sạch sẽ cho khách hàng, giúp cho quán của bạn trở nên hiện đại, sạch sẽ và bắt mắt hơn rất nhiều.

Nồi tráng bánh cuốn bằng điện

Hộ gia đình thích làm bánh cũng có thể trang bị 1 nồi như vậy hoàn toàn gọn gàng sử dụng lại đơn giản. Thay vì sử dụng bếp thủ công như bếp than hay bếp điện cũ, vừa làm bạn không mất thời gian lại vừa tiện dụng chủ động trong công việc. Chúng tôi sẽ góp phần giúp bạn thành công hơn, làm ra món ăn ngon hơn.

1. Cấu tạo:

Kích thước nồi rộng 440mm, cao 520mm, Nồi có 3 lớp trong đó lớp giữa được bảo ôn và giữ nhiệt bằng dung dịch xốp Foam, 2 lớp ngoài là Inox đặc chủng 430 và 304 không bị han gỉ.

Nồi có hộp kĩ thuật điều khiển 2KW và 3KW dễ dàng an toàn tuyệt đối trong quá trình đun nước sôi và duy trì tráng bánh.

Nồi có ống thấm nước và thêm nước vào nồi mà không phải tháo khuôn và theo dõi được thanh nhiệt không bị chảy.

Nồi có vẫn xả nước đầy, nồi có vung Inox cầm không bỏng tay nhờ được đắp bằng máy thủy đúc 500 tấn, nồi có thiết kế rãnh thoát nước vào trong nồi giúp không bị chập điện và không mất vệ sinh ra nền nhà.

Ngoài ra còn có bộ phụ kiện kèm theo sản phẩm gồm mai xo dự phòng, 2 khuôn tráng, vải trắng và muôi tráng

2. Tính năng:

- Tiết kiệm điện vì là nồi giữ nhiệt.

- Không gây nóng môi trường xung quanh so với nồi tráng bánh cuốn điện thông thường khác.Tạo cảm giác rất dễ chịu cho người làm kể cả mùa hè.

- Không độc hại so với nồi than và nồi nhôm. Luôn đảm bảo nhiệt nóng thích hợp để đảm bảo món ăn luôn được ngon.

- Nồi được thiết kế nhằm tạo ra lượng hơi nước nhiều đều và mạnh giúp tạo ra những chiếc bánh bánh mịn, dễ lấy và đẹp.

3. Tiết kiệm chi phí

Vì chúng tôi là đợn vị sản xuất trực tiếp đưa tới tay người dùng vì vây giá cả hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra với giá thành 1 Nồi tráng bánh cuốn điện chất lượng mà giá rẻ được sử dụng trong nhiều năm thì đó là điều hoàn toàn có thể.

Nồi tráng bánh cuốn inox bằng điện được làm bằng inox 2 lớp cách nhiệt bằng bông thủy tinh, đun sôi nước bằng thanh mai so dùng điện năng để vận hành.

Liên hệ mua nồi tráng bánh cuốn bằng điện

- Hotline: 0913 956 799 (Ms Anh)

- Email: khuonlambanh@gmail.com

- Website: www.NoiTrangBanhCuon.com

Hướng dẫn tráng bánh cuốn bằng nồi hơi

(NoiTrangBanhCuon.com) - Hướng dẫn tráng bánh cuốn bằng nồi hơi.

THÀNH PHẦN: Bột gạo, bột năng.

CÁCH LÀM:

NHÂN BÁNH: Thịt nạc cắt hạt lựu. Nấm mèo, củ sắn hành tím băm nhuyễn vắt ráo nước. Lần lượt cho từng món vào xào chín, nêm bột ngọt, muối đường cho vừa miệng.

VỎ BÁNH: Lấy 1 gói bột 400g hòa với khoảng 750ml nước, thêm 1/2 muỗng cà phê muối, quậy cho tan đều.

Dùng vải căng thật thẳng trên nồi nước sôi để hấp bánh (đổ nước cao không quá 2/3 nồi) Đổ 1 vá bột lỏng lên vải, tráng đều và đậy nắp lại khoảng 2 phút cho bánh chín, Dùng que tre gợt bánh ra, để lên mâm đã thoa dầu, cho nhân vào và cuốn bánh lại. Gạt bỏ những phần dính trên vải hấp và hấp tiếp ...

Dùng kéo cắt bánh từng khúc ngắn, rải hành tím phi vàng lên bánh. Bánh ăn với giá hấp, rau và nước mắm chua ngọt.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

Hàng bánh cuốn ngon trong hẻm nhỏ

Chỉ là quán lề đường trong con hẻm nhỏ, nhưng sáng nào cũng vậy, quán là nơi được nhiều người lựa chọn cho bữa điểm tâm.

Hàng bánh đơn giản với nồi hơi tráng bánh, một chiếc tủ nhỏ đựng các nguyên liệu cần thiết cho món ăn như rau sống, chả, nhân bánh, nước chấm... Chỉ chừng đó thôi nhưng trải qua bao nhiêu năm, món bánh cuốn của quán luôn thu hút đông thực khách vì hương vị rất riêng.

Hàng bánh cuốn ngon trong hẻm nhỏ

Vỏ bánh cuốn cũng được làm từ bột gạo như các hàng khác ở Sài Gòn. Nhưng người chủ quán ở đây có một công thức đặc biệt để vỏ bánh không bở nhưng cũng không hề dai, khi ăn bánh lại thấy mềm, mịn rất ngon. Phần vỏ bánh đã như vậy, phần nhân bánh càng làm cho người ăn tò mò hơn, Thoạt nhìn, phần nhân cũng đầy đủ các thành phần như thịt nạc bằm, nấm mèo, củ sắn thái nhuyễn... nhưng cái đặc biệt ở đây chính là nhân không hề ướt mà khô như ruốc, lại vẫn dính vào nhau.

Đĩa bánh cuốn đơn giản với bánh một bên, phần rau gồm giá trụng, húng quế, húng thơm.. ở bên còn lại. Bên trên là hai khoanh chả được cắt miếng dày cắn ngập chân răng.

Màu trắng của bánh, màu vàng của chả, màu xanh của rau hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh ẩm thực đẹp mắt. Để cho bức tranh ẩm thực đó thêm đậm đà, hoàn hảo là chén nước chấm được pha vừa ăn, có vị ngọt dịu cùng vị chua thanh rất lạ miệng. Chính những sự khác biệt nho nhỏ đến từ các thành phần của món ăn đem lại sự đặc trưng cùng hương vị rất riêng cho món bánh cuốn tưởng chừng đã rất quen thuộc này.

20 hàng bánh ướt, bánh cuốn ngon ở Sài Gòn

(NoiTrangBanhCuon.com) - Có cùng nguyên liệu và cách chế biến, tuy nhiên, khi thưởng thức, bánh cuốn và bánh ướt lại mang đến cho người ăn những trải nghiệm khác nhau rất ngon miệng và thú vị.

10 hàng báng cuốn ngon ở Sài Gòn

- Bánh cuốn Song Mộc - hẻm 157 Vườn Chuối, quận 3. Đây là địa chỉ được nhiều người rỉ tai nhau khi muốn ăn món bánh cuốn đúng vị Bắc ở Sài Gòn. Mức giá ở đây khá cao so với một quán vỉa hè nhưng nhờ hương vị thơm ngon nên quan vẫn thu hút rất đông thực khách. Bạn có thể ghé đến đây vào buổi sáng để thưởng thức món ăn này.

- Bánh cuốn Thiên Hương - 179A, đường 3/2, quận 10. Quán mở cửa từ 6h đến 12h và từ 16h đến 22h hàng ngày. Những chiếc bánh cuốn ở đây được tráng mỏng vừa ăn, nhân thịt cùng nấm hương, mộc nhĩ đậm đà, khi mang ra cho thực khách vẫn còn bốc khói, thêm một ít rau, nước chấm và vài lát chả quế là bạn đã có một bữa sáng ngon miệng.

- Bánh cuốn nóng - 268 Bà Hạt, quận 10. Với người dân quận 10 thì đây là một địa chỉ quen thuộc của món ăn này. Quán mở cửa từ sáng đến chiều tối nên thực khách có thể ghé ăn vào bất cứ giờ nào trong ngày. Mỗi phần ăn ở quán có giá vào khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng.

- Bánh cuốn Hải Nam - 11A Cao Thắng, quận 3. Đây là một trong những hàng bánh cuốn lâu năm nhất ở Sài Gòn. Thời gian mở cửa từ 6h30 đến khoảng 22h nhưng nếu đến đây vào lúc sáng sớm hay chiều tối, thật khó để bạn có thể tìm cho mình một chổ ngồi ưng ý vì quán rất đông khách.

- Bánh cuốn Hồng Hạnh - 17A Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1. Với học sinh, sinh viên các ngôi trường gần khu vực này thì quán ăn này là một địa điểm quá đỗi quen thuộc. Thực đơn bánh cuốn ở đây khá đa dạng. Ngoài loại bánh cuốn truyền thống còn là một số món lạ khá ngon và độc đáo như món bánh cuốn trứng, một đặc sản của Lạng Sơn... Quán mở cửa từ 6h đến 23h hằng ngày.

- Bánh cuốn Tây Hồ - 127 Đinh Tiên Hoàng, quận 1. Có thể nói đây là thương hiệu nổi tiếng nhất của món ăn này ở Sài Gòn suốt hơn 50 năm qua. Trong tuổi trẻ của nhiều người, được ăn món này là cả một kỷ niệm đáng nhớ. Suốt hơn nửa thế kỷ qua, món bánh này vẫn giữ được hương vị như những ngày đầu. Quán bán từ 5h30 đến 21h hằng ngày.

- Bánh cuốn lá chuối Hai Tần - chợ Nguyễn Tri Phương, 68 Nguyễn Lâm, quận 10. Có thâm niên hơn 60 năm, đây là hàng bánh cuốn gói lá chuối độc đáo nhất ở Sài Gòn. Chính vì thế nên ngay từ mờ sáng, nhiều người đã tranh thủ đến đây để thưởng thức món bánh ngon miệng này trước khi bắt đầu một ngày mới.

- Bánh cuốn chả bò Ý Thiên - 274 Bà Hạt, quận 10. Với tuổi đời hơn 20 năm, đây là hàng bánh cuốn độc đáo với món bánh cuốn ăn kèm chả bò đặc trưng của Đà Nẵng. Chính sự kết hợp thú vị này giúp quán ăn luôn đông khách hằng ngày. Quán mở cửa từ 15h đến khoảng 24h.

- Bánh cuốn Nguyễn Trãi - hẻm 150 Nguyễn Trãi, quận 1. Tuy chỉ là quán ăn nhỏ trong hẻm nhưng tuổi đời của quán này đã hơn 50 năm và chủ quán năm nay cũng đã ngoài 90 tuổi. Với nhiều thế hệ người dân ở xung quanh khu vực này thì con hẻm này đã trở nên quá đỗi quen thuộc và nổi tiếng. Quán bán từ 5h30 sáng đến 12h.

- Bánh cuốn cà cuống - 89 Lý Tự Trọng, quận 1. Cũng bán bánh cuốn như các hàng khác ở Sài Gòn, nhưng với những người gốc Bắc, quán ăn này là địa chỉ đặc biệt vì nó có tinh dầu cà cuống. Nhờ ăn bánh cuốn chấm với nước mắm có tinh dầu cà cuống nên món ăn cứ mang theo mùi thơm hấp dẫn thật khó tả. Bạn có thể ghé đây trong khoảng thời gian từ 6h đến 17h hằng ngày để thưởng thức món ăn này.

10 hàng bánh ướt ngon ở Sài Gòn

Bánh ướt là món ăn bình dị thường được bán trên các xe hàng rong hay hàng quán trên vỉa hè Sài Gòn.

- Bánh ướt - 88 Trần Khắc Chân, quận 1. Đến khu vực chợ Tân Định hỏi hàng bánh ướt Trần Khắc Chân hầu như không ai là không biết. Quán ăn bình dân này đã có tuổi đời hơn 60 năm, biết bao nhiêu thế hệ thực khách đến và đi nhưng ngần ấy năm quán vẫn giữ cho mình một hương vị như ngày đầu tiên. Quán bán từ 6h đến 10h sáng hằng ngày.

- Bánh ướt Hiền - 37 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. Bắt đầu kinh doanh từ những năm 70 của thế kỷ trước, nên khách của quán chủ yếu là khách quen suốt hơn 40 năm qua. Món bánh của quán mềm dẻo, thơm ngon nên nhiều thực khách đến đây ăn rồi ưu ái cho rằng đây là hàng bánh ướt ngon nhất nhì Sài Gòn. Quán bán từ 6h đến 20h hằng ngày.

- Bánh ướt khu vực chợ Lớn - hẻm 992 đường 3/2, quận 11. Chủ nhân của hàng bánh ướt hơn 40 năm này là một gia đình người Hoa gốc Quảng Đông. Không có gì khác lạ so với các hàng bánh ướt khác của người Việt, điểm lạ duy nhất là những chiếc bánh ướt ở đây được tráng dầy và không dai bằng. Quán bán từ 6h đến 11h và từ 13h đến 23h hằng ngày.

- Bánh ướt vỉa hè - 93 Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Cái làm nên nét đặc trưng riêng biệt thu hút thực khách đến quán chính là chai tương ớt được pha hơi sánh ăn kèm. Chai tương ớt ở đây có màu đỏ đẹp mắt được pha từ hỗn hợp nước mắm, tỏi, đường, ớt và giấm, hơi sánh và có vị cay vừa phải, làm tăng thêm hương vị và kích thích vị giác cho người thưởng thức. Quán bán từ 6h đến 11h hằng ngày.

- Bánh ướt Phú Kiệt - 513 Lạc Long Quân, phường 5, quận 11. Tuy chỉ là quán bình dân nhưng nó đã có tuổi đời hơn 10 năm và đây là địa chỉ ăn sáng quen thuộc của người dân quanh khu vực cư xá Lữ Gia. Quán bán từ 7h đến 22h30 hằng ngày.

- Bánh ướt Bảy Hiền -  767 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình. Nếu có dịp đi ngang qua ngã tư Bảy Hiền buổi chiều, bạn sẽ ngạc nhiên khi quán ăn đông ngẹt thực khách. Ngoài phần bánh ướt mềm dẻo, món ăn ở đây còn điểm xuyết thêm ít bánh tôm chiên giòn khiến người ăn thích mê. Quán bán từ 15h đến 23h đêm.

- Bánh ướt Hoa - 21 Nguyễn Công Trứ, quận 1. Quán ăn này thường rất đông khách vào buổi sáng. Nhiều người nhận xét đây là quán ăn khá ngon, phầm nước chấm đậm đà tuy rau hơi ít. Quán bán từ 6h30 đến khoảng 10h hằng ngày.

- Bánh ướt Út Phương - 277C Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận. Quán hơi khó tìm, không gian nhỏ nhưng sạch sẽ. Phần ăn ở đây cũng khá bình thường với bánh, nem, chả lụa, chả quế… Phần nước mắm ăn kèm dịu ngọt, không quá gắt nên rất vừa miệng. Quán bán từ 6h đến 11h và từ 16h đến 23h hằng ngày.

- Bánh ướt tôm chấy - khu vực chợ cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 4. Không ăn kèm chả lụa như những hàng bánh ướt khác, món ăn ở đây được ăn kèm với chả Huế và đặc biệt là tôm chấy đặc trưng xứ Huế. Ngoài bánh ướt, ở đây còn nhiều loại bánh khác mà bạn có thưởng thức như bánh bèo, bánh lọc, bánh nậm... Quán bán từ 14h đến khoảng 20h.

- Bánh ướt thịt nướng - Quán O Xuân, 22A Nguyễn Hữu Cầu, quận 1. Đây là quán ăn xứ Huế, ngoài món bán ướt thịt nướng, thực đơn của quán còn rất nhiều món ngon khác như bánh nậm, bánh canh Nam Phổ, bánh ít, nem nướng... Quán bán từ 6h30 đến 21h30 hằng ngày.

4 quán bánh cuốn ngon ở Hà Nội

(NoiTrangBanhCuon.com) - Món quà Hà Nội từ lâu đã là đồ điểm tâm yêu thích của người dân Hà thành và khách du lịch phương xa. Ngày càng có nhiều dạng bánh cuốn khác nhau giúp khách đổi vị.

4 quán bánh cuốn ngon ở Hà Nội

Cách đây khoảng 20-30 năm, mỗi lần ra hàng ăn luôn là điều xa xỉ với đa số người dân. Khi đó, trẻ nhỏ thường reo lên mỗi khi nghe tiếng rao "Ai bánh cuốn nào" của mấy cô hàng bánh cuốn Thanh Trì chở thúng bánh trên chiếc xe đạp cũ kỹ. Sau khi cầm bơ gạo mẹ đưa ra đổi bánh, đứa nào cũng háo hức nhìn cô bán hàng bóc tách từng lá bánh mỏng tang khỏi lớp bánh dày. Nhìn bánh mịn màng, trong có điểm xuyết chút mộc nhĩ trông thật là thích.

Giờ đây, những gánh hàng rong như thế hầu như không còn nữa nhưng món ăn vặt này ngày càng phát triển hơn ở Hà Nội với đủ kiểu biến thể khác nhau cũng như du nhập thêm bánh cuốn từ các vùng miền khác như Phủ Lý, Lạng Sơn...

Nổi danh nhất nhì ở Hà Nội phải kể tới quán bánh cuốn Thanh Vân ở 14 Hàng Gà. Mở hàng cách đây hàng chục năm, đây là địa chỉ quen với dân Hà thành và nơi "nhất định phải đến" của khách du lịch.

Điểm hút khách chính của quán chính là chất lượng bánh, mỏng, mềm, nhân cũng rất ngon. Nhà hàng có món bánh cuốn nhân gà, 30.000 đồng một đĩa, thịt gà được cắt nhỏ xíu lẫn với mộc nhĩ. Hành khô của hàng cũng tự làm nên ăn giòn, không bị khô, ỉu và có mùi hôi như loại làm hàng loạt, giao khắp các hàng. Ruốc tôm của nhà hàng được xay mịn, ăn cũng khá ngon.

Một hàng nhỏ nhưng cũng nức tiếng chẳng kém là bánh cuốn nóng 101 Bà Triệu. Khác với quán ở Hàng Gà, ở đây có rất nhiều loại bánh với nhiều kiểu nhân như như nhân thịt, trứng, tôm thịt nấm với đủ đồ ăn kèm như lạp xưởng, chả mực, ruốc...

Loại bánh được yêu thích nhất ở đây là bánh cuốn tôm thịt nấm với mức giá 27.000 đồng. Cách tráng bánh có nhân như vậy từng được Thạch Lam miêu tả trong cuốn sách Hà Nội ba mươi sáu phố phường. Giờ ở Hà Nội, không còn nhiều hàng dùng loại nhân này nữa. Bên trong lá bánh mỏng kiểu Thanh Trì là nhân thịt, nấm hương, mộc nhĩ, tôm nõn bóc vỏ. Khách quen cũng đặc biệt thích hành khô ở đây thế nên chẳng có gì lạ khi nhà hàng bán riêng bát hành với giá 10.000 đồng.

Không tráng bánh mỏng như hai hàng trên, bánh cuốn bà Hoành ở Tô Hiến Thành không có nhân, không mộc nhĩ và dày hơn. Nước chấm có cầu kỳ hơn một chút khi cho sẵn chả quế và hành khô vào. Nhà hàng cũng chẳng có lựa chọn gì khác nhưng sự đơn giản ấy vẫn kéo khách tới ăn nườm nượp, kể cả khi không phải giờ ăn. Chỉ có điều hơi tiếc, trước đây nhà hàng bán trên vỉa hè nhưng thường chuẩn bị những cái mẹt nhỏ xinh xắn, cho bánh, chả, nước chấm đặt trên lá chuối xanh mướt, trông rất đẹp mắt. Giờ quán mở rộng, đặt bàn ghế đẹp đẽ nên cũng chẳng còn cái nếp trình bày như xưa nữa.

Khách với hầu hết các quán truyền thống với các bà, các chị ngồi tráng bánh ngay cửa ra vào, hệ thống cửa hàng Gia An mang đậm tính chất công nghiệp hơn. Dịp nào đi chơi, xem phim gần phố Thái Phiên, bạn thử rẽ vào đây ăn một đĩa bánh cuốn xem sao. Nhà hàng này làm nhiều loại ăn vừa miệng nhưng thích nhất vẫn là ăn ruốc tôm. Gọi đĩa bánh chay với chút ruốc tôm rắc trên lớp bánh trắng ngần, ngồi trong nhà hàng sạch sẽ, ăn cũng thật ngon miệng.

Bảng giá nồi tráng bánh cuốn inox


  1. Nồi tráng bánh cuốn inox 28cm
  2. Nồi tráng bánh cuốn inox 30cm
  3. Nồi tráng bánh cuốn inox 32cm
  4. Nồi tráng bánh cuốn inox 34cm
  5. Nồi tráng bánh cuốn inox 36cm
  6. Nồi tráng bánh cuốn inox 38cm
  7. Nồi tráng bánh cuốn inox 40cm
Để cập nhật giá mới nhất Quý Khách vui lòng liên hệ số: 0913 956 799 (Ms Anh) để được tư vấn tận tình và báo giá tốt nhất.

Bảng giá nồi tráng bánh cuốn inox