Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Cách làm bánh cuốn bằng nồi hơi ngon như ngoài tiệm

(NoiTrangBanhCuon.com) - Bánh cuốn là một món ăn quen thuộc với người Việt, có rất nhiều loại bánh cuốn cũng như cách chế biến khác nhau, trong đó làm bánh cuốn bằng nồi hơi là một trong những cách phổ biến nhất.

Với cách làm bánh cuốn bằng nồi hơi dưới đây, mọi người sẽ ngạc nhiên với những miếng bánh ngon như ngoài tiệm.


Cách làm bánh cuốn bằng nồi hơi khá đơn giản

Nguyên liệu: 

- Gạo và bột năng

- Thịt lợn xay: 150g

- Hành tây: 1 củ vừa

- Mộc nhĩ khô: 15g đến 20g

- Gia vị: hành phi, muối tiêu, nước mắm, chanh, dấm, ớt, đường

- Nước lạnh để pha bột: 1000 đến 1400ml (tùy vào độ dày mỏng của bánh)

- Nồi hơi

Cách làm bánh cuốn bằng nồi hơi:

Bước 1: Chọn gạo


Bánh cuốn rất kén gạo, không phải lúc nào cũng chọn được gạo thơm mà bánh lại dẻo. Nếu chọn được gạo ngon thì chỉ cần xay gạo với muối thôi bánh cũng ngon. Mọi người nhớ chọn và thử các loại gạo dài hạt không dính vì dùng gạo dính hay gạo nếp thì bánh sẽ nát. 

Bánh cuốn rất kén gạo, không phải lúc nào cũng chọn được gạo thơm mà bánh lại dẻo. Nếu chọn được gạo ngon thì chỉ cần xay gạo với muối thôi bánh cũng ngon. Mọi người nhớ chọn và thử các loại gạo dài hạt không dính vì dùng gạo dính hay gạo nếp thì bánh sẽ nát. 

Bước 2: Trộn gạo

Tuỳ từng loại gạo mọi người có thể phải xay gạo cùng cơm nguội hoặc cho thêm bột năng cho bánh dai, khi cho bột năng chú ý là nhiều bột năng quá thì khi bánh nguội sẽ bị cứng mà hâm nóng lại thì lại bị nhão nát.

Bước 3: Xay bột

Bột càng mịn thì bánh càng dai mượt nên mọi người nhớ làm bột kỹ, thêm nữa nên cho luôn muối vào xay cùng. Sau khi xay bột, không nên tráng bánh luôn mà cho nhiều nước và để qua đêm cho ngấu bột, trước khi tráng mới chắt bớt phần nước lợt bợt ở phía trên đi.  

Bột càng mịn thì bánh càng dai mượt nên mọi người nhớ làm bột kỹ, thêm nữa nên cho luôn muối vào xay cùng. Sau khi xay bột, không nên tráng bánh luôn mà cho nhiều nước và để qua đêm cho ngấu bột, trước khi tráng mới chắt bớt phần nước lợt bợt ở phía trên đi.  

Bước 4: Tỉ lệ gạo nước 

Bột càng mịn thì bánh càng dai mượt nên mọi người nhớ làm bột kỹ, thêm nữa nên cho luôn muối vào xay cùng. Sau khi xay bột, không nên tráng bánh luôn mà cho nhiều nước và để qua đêm cho ngấu bột, trước khi tráng mới chắt bớt phần nước lợt bợt ở phía trên đi.  

Bột càng mịn thì bánh càng dai mượt nên mọi người nhớ làm bột kỹ, thêm nữa nên cho luôn muối vào xay cùng. Sau khi xay bột, không nên tráng bánh luôn mà cho nhiều nước và để qua đêm cho ngấu bột, trước khi tráng mới chắt bớt phần nước lợt bợt ở phía trên đi.  

Bước 5: Mực nước

Nước trong nồi cũng rất quan trọng, phải bảo đảm đủ hơi thì bánh mới chín đều không bị dai quá hay nứt rạn mà nhiều nước quá thì bánh lại bị nát.

Bước 6: Nhân bánh

Băm nhỏ thịt rồi chú ý khi xào dùng đũa và thìa tách dằm nhỏ ra hoặc một cách nữa là khi xào gần chín mà còn thẩy các cục thịt lổn nhổn, cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ rồi cho lên xào tiếp nhưng chú ý không nên xay vụn quá.

Băm nhỏ thịt rồi chú ý khi xào dùng đũa và thìa tách dằm nhỏ ra hoặc một cách nữa là khi xào gần chín mà còn thẩy các cục thịt lổn nhổn, cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ rồi cho lên xào tiếp nhưng chú ý không nên xay vụn quá.

Bước 7: Phi hành 

Khi phi hành cần đảo đều tay, khi hành bắt đầu có ánh vàng rồi thì sẽ rất dễ cháy. 

Khi phi hành cần đảo đều tay, khi hành bắt đầu có ánh vàng rồi thì sẽ rất dễ cháy. 

Bước 8: Nước chấm

Bánh cuốn mỏng thanh nên nước chấm không được gắt chua, thường thì pha theo tỉ lệ 1 đường, 1/2 dấm, 2 mắm, 3-4 nước và còn quất hay chanh thì để mọi người tự vắt thêm. 

Bánh cuốn mỏng thanh nên nước chấm không được gắt chua, thường thì pha theo tỉ lệ 1 đường, 1/2 dấm, 2 mắm, 3-4 nước và còn quất hay chanh thì để mọi người tự vắt thêm. 

Món bánh cuốn làm bằng nồi hơi ngon như ngoài tiệm

Món bánh cuốn làm bằng nồi hơi ngon như ngoài tiệm. Ảnh minh họa

Cách làm bánh cuốn bằng nồi hơi khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian

Cách làm bánh cuốn bằng nồi hơi khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian.

Chúc mọi người chế biến thành công và ăn ngon miệng!

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

Giò lụa giá sỉ

(NoiTrangBanhCuon.com) - Giò, chả là món ăn rất quen thuộc, giò lụa thường được ăn kèm theo món bánh cuốn. Chính vì thế, để lựa chọn được giò chả ngon, đảm bảo chất lượng cần chọn được nơi sản xuất chế biến món giò lụa uy tín và chất lượng.

Giò lụa

Giò lụa giá sỉ

Liên hệ mua hàng:

Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Bỏ mối bánh mì chả cá

Chuyên  bỏ  mối  mối bánh mì chả cá, xe bánh mì chả cá, khuôn ép chả cá với chất lượng và giá tốt nhất tại Việt Nam.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Đồ bán bánh cuốn

(NoiTrangBanhCuon.com) - Để chuẩn bị tốt co cửa hàng bánh cuốn của bạn, hôm nay Nồi tráng bánh cuốn xin giới thiệu "đồ bán bánh cuốn" cơ bản với bạn.

Đồ bán bánh cuốn

1. Bộ dụng cụ tráng bánh cuốn, bánh ướt

2. Gạo

3. Nhân bánh

Vì sao bánh mì Sài Gòn nổi tiếng?

Không có công thức chung, bánh mì ở Sài Gòn tùy thành phần nhân kẹp bên trong mà có tên gọi khác nhau, nhưng là món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của nhiều người.

bánh mì Sài Gòn

Bánh mì Sài Gòn được cải biên từ bánh mì Baguette do người Pháp đem vào Việt Nam. Người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của mình, với giá bình dân. Ở Sài Gòn, đàn ông, phụ nữ, người già, người trẻ đều có thể tham gia bán bánh mì.

Bánh mì Sài Gòn đã trở thành thực đơn hằng ngày của người dân, đặt biệt với những người lao động có thu nhập thấp, ổ bánh mì là phần ăn sáng không thể thiếu. Trong ảnh, lò bánh mì Gia Hào, quận 8, hàng nghìn ổ bánh mì ra lò liên tiếp đưa đi tiêu thụ, trung bình mỗi ngày lò bán trên 2.000 ổ.

Ở Sài Gòn, bánh mì được bán khắp các tuyến đường từ nơi phồn hoa đến xóm lao động nghèo, và ngày càng được biến tấu thành nhiều loại, như bánh mì thịt nướng, xíu mại, phá lấu, chả cá…

Bánh mì mới ra lò phải được để trong những chiếc giỏ cần xé như thế này mới đảm bảo giòn, ngon.

Khi giao bánh cho các điểm bán lẻ, bánh mì cũng phải được đựng trong những chiếc cần xé và phủ lên một chiếc khăn để giữ ấm, đồng thời tránh bụi trên đường vận chuyển.

Anh Thi đã sống bằng nghề bán bánh mì thịt nướng ở Sài Gòn 10 năm nay. Hằng ngày anh cùng chiếc xe bánh mì rong ruổi trên nhiều tuyến đường trung tâm quận 1, những xiên thịt nướng tự tay anh chế biến theo công thức riêng thu hút khá đông khách "ruột".

Chỉ với 8.000 - 10.000 đồng/ổ bánh mì thịt nướng, mỗi ngày anh bán từ 100 - 200 ổ, thu nhập một tháng sau khi trừ chi phí lên đến hơn chục triệu đồng.

Những xiên que thịt nướng được chế biến theo công thức riêng nên mỗi xe bánh mì cũng có mùi vị đặt trưng riêng. Thịt có vị ngọt của đường, thơm mùi sả và được cân bằng nhờ vào món đồ chua. Nhưng cái độc đáo nhất của xe bánh mì này lại nằm ở thứ nước tương chan đặc biệt làm cho tất cả các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Đẩy xe đi bán hàng rong, nhưng bánh mì thịt nướng luôn hút khách, nhất là dân thu nhập có thu nhập thấp.

Nằm trên đường Xóm Chiếu quận 4 là khu bánh mì chả cá. Những ổ bánh mì giòn kẹp chả cá vừa chiên xong, thêm vào một chút hành ngò, dưa chua, tương ớt và không thế thiếu rau răm thơm lừng. Có hai mức giá cho người mua lựa chọn, ổ nhỏ 10.000 đồng, ổ lớn có giá 15.000 đồng.

Chả cá được chiên tại chỗ, những ổ bánh mì giòn kẹp chả cá nóng hổi "vừa thổi vừa ăn" giá 10.000 đồng khiến sinh viên, học sinh mê mẩn.

Chả cá cắt miếng vừa mỏng kẹp vào ổ bánh mì, thêm đồ chua, rau răm, nước sốt. Nhiều người bán còn cẩn thận cân chả cá trước khi cho vào bánh mì.

Đêm về, những xe bánh mì lại đổ ra khắp các tuyến đường Sài Gòn.

Người bán bánh mì tất bật phục vụ khách.

Một loại bánh mì bình dân không thể bỏ qua tại Sài Gòn là bánh mì phá lấu, cũng có giá 10.000 đồng/ổ. Bánh mì phá lấu là nét riêng của người Sài Gòn, ổ bánh mì có vị ngọt dịu của nước chấm đi kèm, cái dai dai, giòn giòn của tai heo, một chút béo của những miếng lòng… kẹp chung với hành, dưa leo và vị cay nồng của ớt. Nhiều người bán loại bánh mì này tự hào, hương vị này duy chỉ ở Sài Gòn mới có.

Những ổ bánh mì tuy rẻ tiền nhưng được bao bọc cẩn thận, có tiệm còn ghi cả thông tin liên hệ.

Một ổ bánh mì phá lấu thơm ngon, hấp dẫn có giá 10.000 đồng.

Bánh mì chả cá nóng hổi cho bữa sáng

Chỉ cần bỏ ít thời gian chế biến chả cá là bạn đã có chiếc bánh mì chả cá nóng hổi làm món đổi vị cho bữa sáng của các thành viên trong gia đình.

Bánh mì chả cá nóng hổi cho bữa sáng

Nguyên liệu:
  • 500 g thịt cá thác lác nạo sẵn
  • 1 bó đầu hành trắng, 1 củ tỏi nhỏ
  • 1/2 thìa canh hạt nêm
  • 1/4 thìa canh nước mắm, một ít muối
  • 1/4 thìa canh đường
  • 1/4 thìa cafe tiêu
  • Vài ổ bánh mì
  • Ít rau răm
  • Tương đen, tương đỏ 

Cách làm:

- Thịt cá thác lác trộn đều với tất cả gia vị, dùng muỗng tán đều sao cho cá dẽo mịn thành một khối là được.

- Làm nóng chảo dầu, viên chả cá thành từng miếng dẹt rồi chiên vàng. Chả cá chín vàng đều 2 mặt, vớt chả ra giấy thấm bớt dầu.

- Làm nóng giòn ổ bánh mì, bổ dọc ổ bánh cho ít tương đen vào. Tiếp đến cho chả cá, rau vào cùng, cuối cùng đến tương đỏ lên trên là bạn đã có một món ăn nóng giòn thơm ngon cho cả nhà.

Bếp Nhà Béo

10 loại nhân bánh mì yêu thích của người Sài Gòn

Không chỉ người Việt, bánh mì còn chinh phục biết bao thực khách quốc tế. Chỉ riêng thiên đường bánh mì Sài Gòn đã có vô vàn loại nhân hấp dẫn như: chả, phá lấu, thịt gà, xíu mại… để thực khách lựa chọn.

Không phải một mà liên tục vài năm gần đây bánh mì Việt là cái tên quen thuộc cho danh sách những món ngon đường phố ngon nhất thế giới do các tạp chí uy tín như Lonely Planet, Cnn, Telegraph, National Geographic, BBC… bình chọn. Gần đây nhất, vào cuối tháng 11, trang du lịch Canada.com còn đưa bánh mì vào top 5 món ăn đường phố tuyệt ngon của thế giới.

Nhắc đến bánh mì không thể bỏ qua Sài Gòn, thiên đường của các loại bánh mì. Không chỉ rẻ, ngon, bánh mì Sài Gòn còn hấp dẫn nhờ vô vàn biến thể và dường như sự sáng tạo này chưa bao giờ dừng lại.

Sức hấp dẫn của bánh mì Sài Gòn

Bánh mì là sản phẩm của sự pha trộn văn hóa và ẩm thực. Bánh mì bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ những năm 1887, đơn giản chỉ với bơ và pa-tê bên trong một ổ baguette. Đến khoảng những năm 1954, nhiều hương vị đặc trưng khác được sáng tạo từ nhân thịt quay, trứng, chả… đi cùng độ tươi mát của xà lách, rau dưa, nước xốt đậm đà, tạo ra ổ bánh mì đa dạng như ngày nay.

Dù cho có vô vàn lựa chọn nhân hấp dẫn, nhưng chìa khóa cho một ổ bánh mì ngon tuyệt còn nằm ở ổ bánh mì. Những ổ bánh mì cực kỳ mềm mại trước khi bán được nướng ở lò bên cạnh, để bạn có được cảm giác giòn tan trong miệng mỗi khi cắn một miếng. Bánh mì Sài Gòn còn đặc biệt ở chỗ không chỉ đầy ắp nhân mà còn hào phóng nhồi vào đó hỗn hợp xà lách, rau gia vị, dưa chua giòn, thơm.

10 loại nhân yêu thích của người Sài Gòn

1. Bánh mì chả

Không chỉ là loại nhân ăn kèm pa-tê, thịt nguội, những miếng chả lụa thơm giòn còn được phục vụ như một món riêng biệt. Để thực khách có thể cảm nhận đầy đủ hương vị của miếng chả lụa gói lá chuối, bánh mì chả lụa thường không cho thêm nguyên liệu khác mà chỉ tinh tế điểm chút muối tiêu mằn mặn. Người Sài Gòn khi thèm món này có thể ghé bất cứ xe bánh mì nào, hoặc sành điệu hơn thì ghé cửa hàng giò chả Minh Châu trên đường Lý Tự Trọng, Q.1 hay bánh mì Như Lan, Hà Nội để làm một ổ.

Ngoài chả lụa, người Sài Gòn cũng dần bị chinh phục bởi hương vị thơm, dai, sần sật của nhân chả bò, một loại chả đặc sản của Đà Nẵng. Không chỉ có thì là, nhiều nơi còn cho thêm hành phi, pa-tê, phô-mai vào ổ bánh mì chả bò làm nên một biến thể vô cùng hấp dẫn. Nếu muốn ăn món này, bạn có thể ghé đến các tiệm bánh mì kẹp chả bò Đà Nẵng trên đường Nguyễn Thượng Hiền, hoặc hẻm 85 Bà Huyện Thanh Quan...

2. Trứng ốp-la

Trứng ốp-la chiên trên những chiếc chảo gang nhỏ sao cho sắc nét lớp viền, nửa sống nửa chín lòng đỏ, ăn kèm dưa chua, nước tương, tương ớt… cũng là một trong những kiểu thưởng thức bánh mì yêu thích của người Sài Gòn. Ngoài trứng ốp-la nhiều người còn thích làm một đĩa nhân thập cẩm với thịt xá xíu, xíu mại, pa tê…

Vì cách chế biến đơn giản nên bánh mì ốp-la có mặt ở hầu hết các tiệm bán bánh mì. Nhưng, với các tín đồ của bánh mì ốp-la chảo thì bánh mì Hòa Mã trên đường Cao Thắng được xem là địa chỉ “ruột”.

3. Chả cá

Bánh mì chả cá

Không ngoa khi nói chẳng có thức ngon gì mà Sài Gòn không có. Bằng chứng là món chả cá chiên đặc sản miền biển cũng du nhập và dần trở thành một trong những loại nhân bánh mì được người Sài Gòn yêu thích.

Ổ bánh mì giòn kẹp chả cá thơm lừng vừa chiên xong, thêm vào một chút hành ngò, dưa chua, vài cọng rau răm, tương ớt là trọn vị. Hương thơm lừng của chả cá chiên hấp dẫn đến độ chỉ cần đi ngang qua cũng có thể nhận ra sự xuất hiện của món ngon này. Ngoài những xe bánh mì đường phố, tiệm bánh mì chả cá Vũng Tàu trên đường Bùi Thị Xuân, hay quán bánh mì chả cá góc đường Pastuer-Điện Biên Phủ là những địa điểm quen thuộc bạn có thể tham khảo khi muốn thưởng thức bánh mì chả cá.

4. Gà xé

Ngoài cá, thịt heo… gà cũng là nguyên liệu làm nhân bánh mì được yêu thích. Thịt gà xé sợi, sau khi nêm nếm vừa vị được rang trên chảo nóng cho hơi rám kẹp chung với ngò gai, hành lá, dưa leo... làm thành một món bánh mì ngon tuyệt.

Để thưởng thức bánh mì gà xé, bạn có thể ghé đến tiệm bánh mì gà xé nổi tiếng trên đường Hoàng Văn Thụ, Q.Phú Nhuận; ngã 3 đường Thống Nhất - Võ Văn Ngân, Q. Thủ Đức hoặc dọc đường Trần Quốc Toản, Q.3.

5. Xíu mại

Nhân xíu mại khá quen thuộc nhưng nói ngon thì cũng chỉ vài chỗ. Một viên xíu mại ngon phải có độ thơm béo, dai dẻo vừa phải từ thịt băm nửa nạc, nửa mỡ. Bánh mì ăn xíu mại cũng phải đảm bảo nóng giòn để khi cho nhân vào người ăn có thể cảm nhận đủ đầy sự hòa quyện của vị thơm béo, giòn tan bánh mì nơi đầu lưỡi.

Để thưởng thức bánh mì xíu mại bạn có thể ghé đến tiệm bánh mì trên đường Nguyễn Kiệm (nằm ngay vòng xoay Nguyễn Kiệm, Nguyễn Thái Sơn), bán từ chiều đến đêm. Ngoài xíu mại thịt viên, ở Sài Gòn còn có món xíu mại khô với nước tương và giấm đỏ theo kiểu Hoa (tiệm bánh mì xíu mại khô trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) và món xíu mại nước chấm kiểu Đà Lạt (hẻm 189 Cống Quỳnh, Q.1).

6. Thịt nướng

Không chỉ người Sài Gòn mà cả thực khách nước ngoài cũng phải thừa nhận rằng bánh mì nhân thịt nướng có một sức hút hương vị tuyệt vời. Người ăn thường phải công nhận rằng độ ngon của một ổ bánh mì thịt nướng nằm ở sự cân bằng giữa vị đậm đà, thơm sém của viên thịt nướng, vị ngọt dịu đặc trưng của nước tương, đồ chua, dưa leo, ngò và chút cay nhẹ sa tế.

Sài Gòn có rất nhiều xe bánh mì thịt nướng lưu động, nướng tại chỗ, vừa ngon vừa rẻ. Ngoài ra, xe bánh mì trước số 37 Nguyễn Trãi, Q.1 hay tủ bánh mì 60 Trương Quốc Dung, Q.Phú Nhuận cũng là những địa điểm quen thuộc mà người Sài Gòn thường lui tới.

7. Pa-tê, thịt nguội

Có thể xem bánh mì pa-tê, thịt nguội là món bánh mì chính hiệu Sài Gòn nhất trong số những món kể trên. Phổ biến đến độ 10 quán, xe, tủ kính bán bánh mì thì cũng đã có tới 8 quán bán bánh mì thập cẩm với nhân bơ, pa-tê, thịt nguội, chà bông… rau nhồi đầy ổ bánh gion giòn.

Nhắc đến bánh mì thịt nguội, người yêu bánh mì thường nhớ đến tiệm “bánh mì ô môi” ở Lê Thị Riêng, Q.1, bán từ chiều đến khuya, tiệm Sáu Minh ở Võ Văn Tần, Lan Huệ ở Cách Mạng Tháng 8...

8. Phá lấu

Người Sài Gòn mê món phá lấu nên không có gì ngạc nhiên khi món ăn này hiện diện trong ổ bánh mì mà họ yêu thích. Có 2 cách thưởng thức là phá lấu có nước chấm kèm bánh mì và phá lấu khô nhét vào bánh mì. Phá lấu nước chấm có rất nhiều quán, nổi tiếng nhất là khu quận 4, đường Tôn Đản. Còn phá lấu khô ngon thì xe bánh mì phá lấu trước số nhà 823 Nguyễn Trãi, Q.5 là địa chỉ quen cho những ai thích thưởng thức những miếng phá lấu giòn sần sật, đậm vị.

9. Heo quay

Vốc thịt heo quay thơm lựng, tươm mỡ, gion giòn kẹp trong ổ bánh mì nóng cùng lát dưa leo, đồ chua, ngò, ớt với nước chan đậm đà cũng là phiên bản bánh mì được yêu thích ở Sài Gòn.

Ngoài những xe bánh mì, bánh mì heo quay còn có thể mua ở tiệm chuyên bán heo quay, vịt quay. Một vài địa chỉ quen thuộc là tiệm bánh mì heo quay Liên Thái trên đường Trần Đình Xu hoặc các tiệm bánh mì đường Nơ Trang Long, đoạn giao giữa Nơ Trang Long, Phan Văn Trị, Bình Thạnh.

10. Bì

Bì không chỉ là món ăn kèm ngon tuyệt của cơm tấm bì mà còn kết hợp rất “duyên” với bánh mì. Để tăng thêm độ hấp dẫn của món bì trộn thính thơm lừng, người bán thường phải dụng công pha chế nước chan, nước mắm sao cho đậm đà, vừa vị, rồi thêm vào vài lát dưa leo, đồ chua.

Với món bánh mì bì, dân “đạo” bánh mì thường rỉ tai nhau quán bánh mì bì có thâm niên 20 năm tại số 150 Nguyễn Trãi, Q.1 mở cửa từ sáng đến trưa.

Ngoài 10 loại nhân phổ biến trên, bánh mì Sài Gòn còn có nhiều loại nhân khác như: Cá hộp, khô bò, thịt dê, chà bông… Bên cạnh đó là các loại bánh mì ngoại như Thổ Nhĩ Kỳ, bánh mì que Pháp, bánh mì không nhân Paparoti...

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Nồi hơi tráng bánh cuốn

Nồi hơi là thiết bị sản xuất ra hơi nước để làm chín thức ăn. Và ứng dụng hay gặp đó là để tráng bánh cuốn, bánh ướt,...

Bánh ướt
Bánh ướt

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Nồi tráng bánh cuốn inox 304 cao cấp, tiện lợi

Hãy tự tay tráng bánh cuốn ngon cho gia đình bằng việc sử dụng Nồi tráng bánh cuốn inox  thật an toàn, tiện lợi. 

Nồi tráng bánh cuốn inox 304

- Chất liệu: inox không gỉ.

- Nồi gồm nhiều kích thước: đường kính 30 cm, 32 cm, 34 cm, 36 cm, 38 cm, 40 cm.

- Không bị gỉ sắt, dễ lau rửa, làm vệ sinh. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng

- Kiểu dáng đẹp mắt, giúp không gian căn bếp của bạn thêm sinh động hơn.

- Liên hệ đặt hàng: 0913 956 799 (Ms Ngân Anh)

GIỚI THIỆU VỀ BÁNH CUỐN

Bánh cuốn là loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, để ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (trường hợp không cuốn nhân ở Miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh cuốn thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm khi ăn thường kèm thêm chả lụa.

Bánh cuốn

HƯỚNG DẪN TRÁNG BÁNH CUỐN

Gạo ngon, xay mịn, hòa với nước. Đặt nồi hấp, căng vải mỏng trên miệng nồi. Mỗi lần cho một muôi bột nhỏ. xoa đều lên bề mặt miếng vải để lá bánh cuốn được mỏng, có thể thoa thêm chút mỡ để dễ lấy ra.

Nồi tráng bánh cuốn inox 304 cao cấp, tiện lợi

Sau khi bánh chín, dùng đũa to hoặc thanh tre gạt ra đĩa, lúc này có thể cuộn thêm nhân gồm một ít thịt vai nửa nạc nửa mỡ, tôm, băm cùng mộc nhĩ, nấm hương đã xào chín với các gia vị như mắm, hạt tiêu... Rắc thêm hành khô phi thơm và dùng với nước chấm đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.

Tay quai nồi tráng bánh cuốn inox
Tay quai nồi tráng bánh cuốn inox

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

- Inox Hòa Long

- Địa chỉ: 161/11 Đường Số 5 (Lê Đức Thọ) - P. 15 - Q. Gò Vấp - TP. HCM

- TP. HCM: 0913 956 799 (Ms Ngân Anh)

- Hà Nội: 0906 142 906 (Ms Hiên)

- Giao hàng TẬN NƠIMIỄN PHÍ tại TP. HCM Hà Nội

Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Nồi tráng bánh cuốn TPHCM

Bánh cuốn trứng, bánh cuốn cà cuống, ruốc tôm... là những biến thể hấp dẫn của món bánh cuốn vốn đã rất quen thuộc trong đời sống ẩm thực Sài Gòn.

Nồi tráng bánh cuốn TPHCM

1. Bánh cuốn thịt truyền thống

Trong quyển “Miếng ngon Hà Nội” (Vũ Bằng, xuất bản năm 1960) có đoạn đặc tả về bánh cuốn khá thú vị:

“Đáng kể hơn là thứ bánh cuốn nhân thịt hiện nay bán nhiều ở các nẻo đường, trong những gian nhà thấp bé, tối tăm: một người con gái nhà nghèo ngồi bên cạnh một hai nồi nước nóng, trên có căng một mảnh vải phin mỏng, múc từng thìa bột xay sẵn, tãi ra trên vải, rồi tra nhân vào bánh, cuộn lại rồi hấp lên.

Nhân thứ bánh này làm bằng thịt lợn băm nhỏ, gia hành với một chút mộc nhỉ (nấm mèo) vào.

Bánh làm xong, người ta phết một chút mỡ rồi rắc một ít ruốc tôm lên mặt bánh.

Bánh này ăn nóng, bùi, ngẫm nghĩ thì cũng có một cái ngon riêng, nhưng chóng chán. Có lẽ cũng vì thế mà người ta luôn luôn tìm cách đổi vị đi: ai thích lạp xường thì có thứ nhân lạp xường, ai thích thịt gà thì có nhân thịt gà – và có nhà trao biển ở cửa gọi thế là “bánh cuốn nhân cải cách”! Buổi sáng mùa thu, đi qua một hàng bánh cuốn “cải cách” đó, thấy khói tỏa nghi ngút từ nồi nước hấp bánh lên như phủ những cái bánh đã hấp rồi trong một lớp the mơ hồ, khách đi đường cũng thấy nở lên một cái thú dùng thử dăm ba chiếc”.

Hơn 50 năm sau những dòng bút ký thú vị đó, bánh cuốn Hà Nội đã trở thành một phần không thế thiếu trong đời sống sinh hoạt Sài Gòn. Có vô vàn những quán bánh cuốn lớn nhỏ khác trong các khu dân cư dọc ngang Sài Gòn này.

2. Bánh cuốn trứng

Bánh cuốn trứng là một đặc sản của Lạng Sơn. Tuy không phổ biến như các thương hiệu bánh cuốn khác như Thanh Trì, Nam Định hay Phủ Lý nhưng món bánh cuốn trứng này rất đặc biệt bởi cách làm cũng như thành phần.

Những hạt gạo tẻ trắng ngần được chọn lựa để xay mịn thành bột, rồi sau đó được hòa với nước để tạo ra một hỗn hợp không quá đặc cũng không quá loãng nhằm tạo ra độ dẻo đặc trưng cho bánh. Đầu tiên người làm bánh sẽ trải bột ra khuôn vải rồi đóng nắp, chờ một chút cho bánh vừa chín tới thì mở nắp ra rồi đập trứng gà lên lớp bánh. Cái hay ở đây là người thợ tráng bánh phải đậy nắp lại và canh sao kịp lúc lớp lòng trắng đục lại và dính vào mặt bánh, còn lòng đỏ thì vừa chín tới độ lòng đào tạo thành lớp bọc mỏng giúp quả trứng không bị bể, thì mới mở nắp. Rồi dùng đũa dẹp chia bánh làm hai phần, khéo léo hất mép bánh cuộn lại ôm nhân trứng bên trong.

Ăn món bánh cuốn trứng Lạng Sơn đúng kiểu thì phải có thêm một lớp thịt heo bằm xào với hành ngò phủ ở phía trên, còn nước chấm phải là loại nước ninh với xương ống trộn với thịt bằm, cùng chút gia vị đường, ớt, và rau mùi băm nhỏ. Ở quán Hồng Hạnh các phần này được gia giảm, phần bánh cuốn trứng dọn ra ăn cùng chả lụa, chả quế và nước mắm thông thường như các loại bánh cuốn khác. Tuy vậy cũng không hề giảm đi cái thú vị của món này. Sắn từng phần bánh cuốn trứng vuông vức cho lòng đào tan chảy ra, rồi chan thêm chút nước mắm có dằm tí ớt vào. Vị thanh thanh của nước mắm quyện với vị béo ngậy của miếng trứng khiến cho tất cả như tan chảy ra trong miệng thực khách. Đảm bảo bạn sẽ thích một khi đã thưởng thức món ăn khá độc đáo này.

Ngoài ra còn có một cách ăn khác: bánh cuốn trứng tráng lẫn cùng bột. Cách này thì dễ ăn hơn vì ăn như bánh cuốn thông thường. Bánh cuốn kiểu này có màu vàng rất đẹp, ăn ngon đậm đà hơn bánh cuốn không tráng trứng do phần trứng đã hòa lẫn vào bột.

3. Bánh cuốn kiểu Hoa

Nếu như bánh cuốn truyền thống của người Việt (như bánh cuốn Tây Hồ, bánh cuốn Hải Nam) có nhân thịt, tôm, củ sắn, nấm mèo... thì bánh cuốn người Hoa chỉ là miếng bánh dày cuộn tròn, khá mềm, ăn không ngán. Món này thực ra có nguồn gốc từ thực đơn điểm tâm của người Hoa gốc Quảng, với tên gọi quốc tế thông dụng là "rice noodle roll". Có 2 cách ăn phổ biến là có nhân (xá xíu hay tôm), hoặc bánh không hấp với tàu xì (nước tương).

Khi du nhập vào Sài Gòn, cách ăn bánh ướt, bánh cuốn của người Hoa đã thay đổi đáng kể. Không còn ăn theo phần hay trong xửng hấp, mà ăn dĩa chung với những món ăn kèm rất Việt Nam như chả lụa, nem chua; bánh đậu, và tất nhiên không thể thiếu nước mắm.

Món bánh đậu kiểu Hoa cũng rất hấp dẫn với phần nhân khoai môn không lẫn vào đâu được, lúc nào dọn ra cũng giòn rụm. Chả lụa thì xắt thành thanh vuông chứ không xắt miếng như thường thấy, ăn kèm với nem chua rất ngon.

4. Bánh cuốn thịt nướng

Món ăn đậm chất Huế này hẳn không còn xa lạ gì với người Sài Gòn. Xuất thân từ làng Kim Long ven sông hương (phía Tây kinh thành Huế), món ăn này đã “Nam tiến” và dần dần trở nên quen thuộc trong đời sống ẩm thực nơi đây. Cũng với thành phần tương tự như thường thấy, món bánh cuốn thịt nướng ở quán Hồng Hạnh được cải biên đôi chút. Dĩa bánh được dọn ra với 3 cuốn khá to và cắt sẵn. Thay vì cầm và chấm vào phần tương đậu như thường thấy, ở đây bạn sẽ chan tương vào  rồi ăn bằng đũa. Phần nhân thịt nướng kẹp trong lát bánh ướt cùng lớp rau tươi lần chung với lớp tương đậu ở phía trên khá hài hòa. Một chút đồ chua phía trên hẳn sẽ làm cho món ăn này thêm phần thú vị.

5. Bánh cuốn cà cuống

Quán bánh cuốn nhân thịt chấm với nước mắm cà cuống đã tồn tại hơn 30 năm ở Sài Gòn là của bà Phạm Thị Chức, một người Bắc di cư vào Sài Gòn từ 1976.

Người thứ ba kế nghiệp là cháu ngoại của bà cho biết “phải đặt hàng tinh dầu cà cuống từ vùng ngập nước Đồng Tháp Mười, nơi người ta vẫn còn bắt được con cà cuống, lấy bọng tinh dầu và trộn với một phần thịt cà cuống, cho vào lọ nút kín rồi chuyển vào Sài Gòn”.

Chấm một miếng bánh cuốn vào chén nước chấm có tinh dầu cà cuống, mùi thơm cứ ngan ngát thật khó tả. Tốt nhất là bạn không nên ăn kèm rau thơm và giá vì sẽ pha tạp mùi.

Có người vào đây ăn liền hai dĩa bánh cuốn kẻo phí nước chấm. Gần Tết là thời điểm đông Việt kiều vào ăn nhất vì chỉ về Việt Nam mới được ăn món này. Một vị khách Việt kiều còn ăn liền một lúc 3, 4 dĩa làm chủ quán mắt tròn mắt dẹt. Nhưng, có ai xa quê hương mới hiểu, tìm được hương vị ký ức còn mừng hơn bắt được vàng.

Người mô tả hương thơm cà cuống hay nhất từ trước tới nay có lẽ là nhà văn Thạch Lam, ông thấy mùi cà cuống trong tô phở “thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Quả vậy, một món ăn có chút tinh dầu cà cuống thơm nhẹ chứ không nồng, ngỡ như có, ngỡ như không, khó mà nắm bắt được. Chấm một miếng bánh cuốn vào bát nước mắm có cà cuống ngát hương, lại phải nhanh tay chấm miếng thứ hai để định vị cái mùi gì mà vẫn không sao nắm bắt được rõ ràng.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Mua nồi tráng bánh cuốn ở Hà Nội

Món bánh cuốn Hà Nội từ lâu đã là đồ điểm tâm yêu thích của người dân Hà thành và khách du lịch phương xa. Ngày càng có nhiều dạng bánh cuốn khác nhau giúp khách đổi vị.

Nồi tráng bánh cuốn Hà Nội

Bạn muốn tự tay làm món bánh cuốn Hà Nội để đãi người thân và bạn bè, nhưng không có nồi để tráng. Hôm nay Khuonlambanh.com giới thiệu đến bạn bộ nồi tráng cuốn bằng inox bền đẹp, nhỏ xinh, và có thể nấu trên bếp than, bếp củi, bếp từ,...

Mua nồi tráng bánh cuốn ở Hà Nội :

- Địa chỉ: Landmark Tower, đường Lê Đức Thọ, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: 0906 142 906 (Ms Hiên).

Mua nồi tráng bánh cuốn ở TP. Hồ Chí Minh :

- Địa chỉ: 161/11 Đường Số 5 - P. 15 - Q. Gò Vấp - TP. HCM
- Điện thoại: 0913 956 799 (Ms Ngân Anh).